Xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì:
1. Khi xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp pháp lý hàng năm hoặc triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xác định, phân tích vấn đề giới và đề ra các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
2. Nội dung xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Phân tích cơ cấu nam, nữ trong đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Phân tích cơ cấu nam, nữ trong tổng số vụ việc, tổng số người được trợ giúp pháp lý và trong các vụ việc quy định tại Điều 12 Thông tư này;
c) Phân tích khả năng dẫn đến bất bình đẳng giới, sự phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý hoặc những hoạt động cản trở việc thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của nam và nữ (nếu có);
d) Xác định vấn đề giới, nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới, sự phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý hoặc những hoạt động cản trở việc thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý của nam và nữ.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Xác định, phân tích vấn đề giới trong trợ giúp pháp lý. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 11/2014/TT-BTP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật