Người lao động có phải đóng toàn bộ tiền tham gia bảo hiểm xã hội?

Bạn đọc số 0973317XXX hỏi: Cty không có việc, chúng tôi phải ở nhà nhưng hằng tháng vẫn phải đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN tổng cộng 32,5% để sau này được nhận lương hưu đúng không? Bạn đọc số 0914772XXX hỏi: Trước đây, tôi có xin đơn vị cho đi học tự túc 4 năm không hưởng lương. Hằng tháng, tôi vẫn gửi tiền cho đơn vị nhờ đóng BHXH, nhưng bây giờ mới phát hiện đơn vị không đóng. Tôi có thể truy đóng được không?

Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Luật BHXH 2014) quy định: Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. Khoản 2, Điều 21 Luật BHXH 2014 quy định về trách nhiệm của NSDLĐ: Đóng BHXH theo quy định tại Điều 86 (tổng cộng 22% cho quỹ BHXH, BHYT, BHTN – PV) và hằng tháng trích từ tiền lương của NLĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này (tổng cộng 10,5% cho quỹ BHXH, BHYT, BHTN – PV) để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Như vậy, về nguyên tắc, BHXH chỉ thu đối với người có việc làm và được trả lương. Do giữa các bạn và Cty thỏa thuận đóng giùm BHXH để sau này hưởng lương hưu nên phụ thuộc vào ý chí của hai bên. Đây là thỏa thuận trái luật, nếu các bạn khiếu nại thì sẽ bị vô hiệu thỏa thuận nói trên. Đối với trường hợp bạn đọc gửi tiền nhờ đơn vị đóng giùm BHXH, nhưng thực tế không được đóng, bạn có thể kiện đơn vị để đòi lại số tiền trên hoặc tố cáo đến cơ quan công an để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào