Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Như Lan (lan****@gmail.com)

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông được quy định tại Điều 25 Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT như sau:

1. Hội đồng tự đánh giá có chức năng triển khai tự đánh giá và tư vấn cho hiệu trưởng (giám đốc) biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của cơ sở giáo dục.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá

a) Hội đồng tự đánh giá có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục yêu cầu; công bố báo cáo tự đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá của cơ sở giáo dục;

b) Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;

c) Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng uỷ quyền;

d) Thư ký hội đồng, các uỷ viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.

3. Hội đồng tự đánh giá được đề nghị hiệu trưởng (giám đốc) thuê chuyên gia tư vấn để giúp hội đồng triển khai tự đánh giá nếu cần thiết. Chuyên gia tư vấn phải có hiểu biết sâu về kiểm định chất lượng giáo dục và các kỹ thuật tự đánh giá.

Trên đây là quy định về Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục phổ thông

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào