Tổ chức xét duyệt hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công tại cấp tỉnh

Tôi hiện đang làm việc trong Ủy ban huyện, tôi rất quan tâm tới các quy định về giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công vì đây là công việc chính của tôi. Tôi được biết hiện mới có văn bản hướng dẫn công tác này, nhưng không rõ lắm. Tôi có một câu hỏi như sau: Tổ chức xét duyệt hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công tại cấp tỉnh được quy định như thế nào? Rất mong sớm nhận được phản hồi của quý anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi cảm ơn. Hoàng Minh Trí, địa chỉ mail minhtri****@gmail.com

Tổ chức xét duyệt hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công tại cấp tỉnh được hướng dẫn tại  Mục V Phần 3 Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công ban hành kèm theo Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH của Bộ LĐTBXH, theo đó:

V. TỔ CHỨC XÉT DUYỆT TẠI CẤP TỈNH

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu hồ sơ trước khi họp Ban chỉ đạo xác nhận người có công, phân loại như sau:

- Hồ sơ đủ điều kiện trình Ban chỉ đạo cấp tỉnh;

- Hồ sơ có yếu tố chưa rõ ràng hoặc còn mẫu thuẫn như: nội dung phản ánh trong giấy tờ, tài liệu không khớp; người làm chứng không có giấy tờ phản ánh quá trình hoạt động hoặc giấy tờ không rõ ràng...

- Hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết.

2. Họp Ban chỉ đạo cấp tỉnh để xem xét và cho chủ trương xử lý từng trường hợp.

- Đối với hồ sơ đã hoàn thiện: xác định cụ thể trường hợp nào đồng ý đề nghị công nhận người có công với cách mạng.

- Đối với những hồ sơ đã hoàn thiện về thủ tục nhưng vẫn còn nội dung chưa rõ hoặc mẫu thuẫn mà chưa được xác minh thì giao trách nhiệm cho Tổ xác minh hoặc cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm xác minh.

- Đối với những hồ sơ chưa hoàn thiện: Phân công cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện.

- Đối với hồ sơ không đủ điều kiện thì giao cơ quan có thẩm quyền trả lời, nêu rõ lý do.

3. Các cơ quan được phân công hoàn thiện hồ sơ và tổ xác minh triển khai nhiệm vụ theo yêu cầu của Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố. Sau đó chuyển lại hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tiếp tục nghiên cứu, báo cáo Ban chỉ đạo cho ý kiến lần 2.

4. Công khai và thu nhập thông tin:

Những trường hợp đã được Ban chỉ đạo cấp tỉnh thống nhất đề nghị xác nhận người có công với cách mạng: tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử và trên Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thành phố (mẫu số 06) ít nhất 3 kỳ để cán bộ, đảng viên và nhân dân theo dõi, tiếp tục tham gia ý kiến (trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày đăng tải).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì tiếp nhận thông tin phản hồi của cán bộ, đảng viên và nhân dân (mẫu số 07).

5. Sau thời gian công khai, đối với các hồ sơ không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại hoặc tố cáo thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị xác nhận người có công với cách mạng, kèm toàn bộ hồ sơ gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Người có công).

Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền xác nhận của cơ quan quân đội, công an thì Ban chỉ đạo cấp tỉnh yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự hoặc Công an cấp tỉnh tiến hành các bước tiếp theo theo quy định của ngành.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Tổ chức xét duyệt hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công tại cấp tỉnh, được quy định tại Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người có công với cách mạng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào