Thành lập, kiện toàn các tổ chức giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công tại cấp tỉnh

Thành lập, kiện toàn các tổ chức giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công tại cấp tỉnh được quy định như thế nào? Tôi hiện đang làm việc trong Ủy ban huyện, tôi rất quan tâm tới các quy định về giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công vì đây là công việc chính của tôi. Tôi được biết hiện mới có văn bản hướng dẫn công tác này, nhưng không rõ lắm. Tôi có một câu hỏi như trên. Rất mong sớm nhận được phản hồi của quý anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi cảm ơn. Trúc Nhân Nguyễn

Thành lập, kiện toàn các tổ chức giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công tại cấp tỉnh được hướng dẫn tại  Tiểu mục 1 Mục I Phần 2 Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công ban hành kèm theo Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH của Bộ LĐTBXH, theo đó:

II. TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Tại cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở/ngành xây dựng kế hoạch triển khai việc giải quyết hồ sơ tồn đọng; phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, đoàn thể và xác định thời hạn hoàn thành công việc.

b) Thành lập Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp tỉnh do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân làm trưởng ban; 02 Phó trưởng ban là Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự;

Các thành viên gồm đại diện các cơ quan: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Tù yêu nước hoặc Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.

Các cuộc họp của Ban chỉ đạo đề nghị mời đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ công tác liên ngành và đại diện cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa và những người đã từng hoạt động kháng chiến cùng tham dự.

c) Thành lập Tổ xác minh do 01 đồng chí Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng; các thành viên gồm đại diện cơ quan quân sự, công an, Phòng Người có công và Thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tùy từng trường hợp có thể mời đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể hoặc cán bộ khác có liên quan tham gia.

Tổ xác minh có trách nhiệm xác minh những nội dung mà hồ sơ tồn đọng còn chưa rõ, còn mẫu thuẫn nhằm củng cố cơ sở xác nhận hoặc không xác nhận đối tượng là người có công.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Thành lập, kiện toàn các tổ chức giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công tại cấp tỉnh, được quy định tại Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người có công với cách mạng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào