Nguyên tắc hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán tại các thành viên hệ thống thanh toán liên ngân hàng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có hiệu lực ngày 01/09/2018 thì:
a) Lệnh thanh toán chỉ được hủy trong các trường hợp sau:
- Đã khởi tạo tại đơn vị khởi tạo lệnh nhưng chưa chuyển đi, thực hiện thao tác thoái Lệnh thanh toán;
- Đã chuyển đến Trung tâm xử lý quốc gia và đang trong hàng đợi quyết toán đối với Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ; đang trong hàng đợi xử lý đối với Lệnh thanh toán giá trị thấp, thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 33 Thông tư này;
b) Lệnh thanh toán chỉ được hoàn trả trong các trường hợp sau:
- Lệnh thanh toán Nợ chỉ được hoàn trả khi đơn vị khởi tạo lệnh chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng thu hồi lại được;
- Lệnh thanh toán Có chỉ được hoàn trả khi đơn vị nhận lệnh chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng thu hồi lại được.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Nguyên tắc hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán tại các thành viên hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 37/2016/TT-NHNN để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật