Điều kiện sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có hiệu lực ngày 01/09/2018 thì:
Để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác, đơn vị chủ trì hệ thống thanh toán bù trừ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Gửi văn bản đăng ký kết nối Hệ thống TTLNH theo Mẫu số TTLNH-29 đến Ngân hàng Nhà nước (đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH) qua mạng máy tính;
b) Yêu cầu về nguồn nhân lực:
- Có tối thiểu 02 cán bộ vận hành được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng chỉ hoặc giấy xác nhận đã tham gia đào tạo về quy trình xử lý nghiệp vụ và quy trình vận hành Hệ thống TTLNH;
- Đối với cán bộ được giao trách nhiệm hoặc ủy quyền thực hiện truyền, nhận dữ liệu thanh toán, ký duyệt Lệnh thanh toán phải có chữ ký điện tử do Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định tại Thông tư về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước;
c) Yêu cầu về kỹ thuật:
- Có hệ thống chính và hệ thống dự phòng đối với phần mềm, cơ sở dữ liệu;
- Có tối thiểu 01 đường truyền chính và 01 đường truyền dự phòng thuộc 02 nhà cung cấp dịch vụ khác nhau kết nối đến Hệ thống TTLNH;
- Có tối thiểu 02 chữ ký điện tử được kích hoạt thành công (01 chữ ký truyền thông và 01 chữ ký ký duyệt);
d) Thành viên tham gia quyết toán phải là thành viên Hệ thống TTLNH;
đ) Có văn bản thỏa thuận trước về việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán bù trừ giữa đơn vị chủ trì hệ thống thanh toán bù trừ và các thành viên tham gia quyết toán, văn bản thỏa thuận này phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Điều kiện sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 37/2016/TT-NHNN để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật