Phương tiện thông tin liên lạc trao đổi số liệu khí tượng khai thác OPMET trong hàng không dân dụng

Phương tiện thông tin liên lạc trao đổi số liệu khí tượng khai thác OPMET trong hàng không dân dụng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Phương tiện thông tin liên lạc trao đổi số liệu khí tượng khai thác OPMET trong hàng không dân dụng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Kim Tuyền (tuyen****@gmail.com)

Phương tiện thông tin liên lạc trao đổi số liệu khí tượng khai thác OPMET trong hàng không dân dụng được quy định tại Điều 40 Thông tư 19/2009/TT-BGTVT quy định về khí tượng hàng không dân dụng như sau:

1. Phương tiện thông tin liên lạc trao đổi số liệu OPMET quốc tế là mạng AFTN. Trách nhiệm bảo đảm kỹ thuật được quy định như sau:

a) Trạm thông tin AFTN thuộc CSCCDV thông tin, dẫn đường, giám sát có trách nhiệm bảo đảm kỹ thuật cho cổng ghép nối quốc tế, đường truyền và thiết bị khai thác;

b) CSCCDV khí tượng tại cảng hàng không quốc tế, CSCCDV cảnh báo thời tiết trong vùng trời Việt Nam và phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý có địa chỉ AFTN đầu cuối độc lập và chịu trách nhiệm bảo đảm kỹ thuật cho thiết bị khai thác đầu cuối.

2. Phương tiện thông tin liên lạc trao đổi số liệu khí tượng giữa CSCCDV khí tượng cảng hàng không quốc tế với các trạm quan trắc khí tượng tại cảng hàng không, sân bay nội địa phải bảo đảm yêu cầu sau:

a) Phương tiện chính là mạng AFTN hoặc phương tiện thông tin trực tiếp khác; thời gian thiết lập liên lạc không chậm quá 05 phút;

b) Phương tiện liên lạc bằng vô tuyến (SSB), điện thoại, fax phải được trang bị để sử dụng trong các trường hợp trao đổi số liệu khí tượng giữa các cảng hàng không, sân bay nội địa có hoạt động bay khi hệ thống chính bị sự cố hoặc khi cần đối thoại trao đổi giữa các nhân viên dự báo khí tượng của CSCCDV khí tượng tại cảng hàng không quốc tế với nhân viên khí tượng tại cảng hàng không, sân bay nội địa để thảo luận và giải thích các điều kiện thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến chuyến bay;

c) Đối với cảng hàng không, sân bay nội địa có hoạt động bay hằng ngày cần được thiết lập hệ thống liên kết mạng với CSCCDV khí tượng cảng hàng không quốc tế để có thể truy cập ảnh ra đa, ảnh mây vệ tinh khí tượng và các tin tức thời tiết của các cảng hàng không, sân bay khác liên quan.

Trên đây là quy định về Phương tiện thông tin liên lạc trao đổi số liệu khí tượng khai thác OPMET trong hàng không dân dụng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2009/TT-BGTVT. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào