Yêu cầu kỹ thuật đối với buồng máy dùng trong hệ thống lạnh

Yêu cầu kỹ thuật đối với buồng máy dùng trong hệ thống lạnh được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Tuấn, đang sinh sống tại Nghệ An, Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi yêu cầu kỹ thuật đối với buồng máy dùng trong hệ thống lạnh được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Thanh Tuấn_090**)

Yêu cầu kỹ thuật đối với buồng máy dùng trong hệ thống lạnh được quy định cụ thể tại Tiểu mục 2.2.3.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh ban hành kèm theo Thông tư 50/2015/TT-BLĐTBXH, theo đó:

- Buồng máy dùng cho lắp đặt máy lạnh phải có kích thước đủ để dễ dàng tiếp cận các bộ phận máy, có đủ không gian cho việc phục vụ, bảo dưỡng và vận hành máy.

- Chiều cao khoảng trống bên dưới thiết bị được đặt ngang qua lối đi không được nhỏ hơn 2m.

- Buồng máy lạnh phải có các cửa ra vào mở ra phía ngoài (tự đóng từ phía ngoài), số lượng cửa ra vào phải đủ để đảm bảo cho người có thể tự do thoát ra ngoài khi có tình trạng khẩn cấp. Không được có các lỗ hở để cho môi chất làm lạnh có thể thoát ra các bộ phận khác của tòa nhà.

- Các buồng máy phải được thông gió với phía ngoài trời. Nếu không có yêu cầu phải thông gió cơ khí, có thể dùng thông gió tự nhiên các ô cửa mở thường xuyên hoặc các lưới sắt. Tuy nhiên không được sử dụng phương pháp thông gió tự nhiên khi không thể bố trí được các lỗ hở thông gió, vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ của hơi môi chất làm lạnh.

- Tổng của các diện tích lỗ hở dùng cho thông gió tự nhiên phải tương ứng với khối lượng môi chất làm lạnh trong toàn thể hệ thống lạnh được lắp đặt trong buồng máy, và phù hợp với công thức (4.1) của TCVN 6104:1996 (ISO 5149:1993).

- Vùng lưu thông cho thông gió tự nhiên không được có các vật cản trở như tường vách, cột xung quanh tòa nhà hoặc các vật cản trở tương tự.

- Thông gió cơ khí thích hợp với việc sử dụng quạt điện có khả năng hút ra khỏi buồng máy lượng không khí tối thiểu được cho trong công thức (4.2) của TCVN 6104:1996 (ISO 5149:1993).

- Đường dẫn không khí vào quạt hoặc đường ống dẫn vào phải được đặt gần máy và được che chắn thích hợp. Không khí thải phải được xả ra bên ngoài tòa nhà bằng cách thích hợp để không gây ra nguy hiểm. Lỗ hở cho không khí sạch đưa vào phải được bố trí để không khí thải không bị quẩn trở lại.

- Trong các buồng máy không có thông gió tự nhiên việc thông gió cơ khí phải được tiến hành liên tục để đảm bảo sức khỏe cho người vận hành.

- Các buồng liền kề với buồng máy sử dụng cho các mục đích khác nhau chỉ được thông với buồng máy bằng các cửa ra vào tự đóng, kín khít và có khả năng chịu lửa trong thời gian ít nhất là 1 giờ.

- Tất cả các đường ống và ống dẫn đi qua tường, trần và sàn phải được lắp kín khít.

- Các lỗ thông gió ra phía ngoài không được bố trí ở dưới lối thoát sự cố khẩn cấp hoặc cầu thang.

- Phải có ít nhất một lối thoát sự cố khẩn cấp.

- Phải có công tắc điều khiển từ xa để dừng máy được đặt ở bên ngoài và gần cửa ra vào buồng máy.

- Phải bố trí riêng một bộ phận thông gió và một bộ kiểm tra tình trạng khẩn cấp đặt ở bên ngoài, gần với buồng máy.

- Không được sử dụng các thiết bị có thể phát sinh ngọn lửa trong buồng máy.

Trên đây là tư vấn về yêu cầu kỹ thuật đối với buồng máy dùng trong hệ thống lạnh. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21:2015/BLĐTBXH.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào