Tiêu chuẩn cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; khai thác tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thì:
Tiêu chuẩn cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
1. Phải đầy đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định của pháp luật.
2. Có nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật Hàng không phù hợp, đáp ứng yêu cầu đối với hoạt động thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
3. Có các trang thiết bị, phương tiện, nhà xưởng, sân bãi và các loại vật liệu sử dụng cho việc thiết kế, chế tạo phù hợp.
4. Phải chứng minh được các thiết kế của tàu bay, phương tiện lắp trên tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ thích hợp với tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay, phương tiện bay.
5. Phải có quy trình thiết kế, chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ phù hợp với tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay, phương tiện bay.
6. Phải có chứng nhận chất lượng, mẫu mã sản phẩm của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Tiêu chuẩn cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 35/2017/TT-BQP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật