Không được sửa đổi di chúc chung nếu người kia đã mất
Không thể sửa bỏ toàn bộ phần nội di chúc chung mà vợ chồng bà đã lập. Trong trường hợp này, bà chỉ được sửa đổi đối với phần di chúc liên quan đến tài sản của bà (tương đương 50% giá trị).
Theo quy định của pháp luật, di chúc chung vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc thời điểm vợ, chồng cùng chết. Theo quy định tại khoản 2 điều 664 Bộ luật dân sự 2005 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung vợ chồng: "Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết, người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình".
Theo quy định của pháp luật, di chúc chung vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc thời điểm vợ, chồng cùng chết. Theo quy định tại khoản 2 điều 664 Bộ luật dân sự 2005 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung vợ chồng: "Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết, người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình".
Như vậy, bà không thể sửa bỏ toàn bộ phần nội di chúc chung mà vợ chồng bà đã lập. Trong trường hợp này, bà chỉ được sửa đổi đối với phần di chúc liên quan đến tài sản của bà (tương đương 50% giá trị).
Mặt khác, theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, tài sản chung vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, về nguyên tắc là chia đôi. Do đó bà chỉ có quyền quyết định sửa đổi một phần di chúc liên quan đến 1/2 khối tài sản trên.
Thư Viện Pháp Luật