Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong công tác thông tin đối ngoại

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong công tác thông tin đối ngoại được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Phú, đang sinh sống tại Tiền Giang, Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong công tác thông tin đối ngoại được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Minh Phú_090**)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong công tác thông tin đối ngoại được quy định cụ thể tại Khoản 14 Điều 2 Nghị định 26/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao, theo đó, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ:

a) Chủ trì triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài;

b) Chủ trì theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại;

c) Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề quốc tế, đối ngoại; tổ chức họp báo quốc tế trong phạm vi thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và theo quy định của pháp luật;

d) Quản lý và cấp phép cho hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam và của báo chí nước ngoài đi theo các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam trong phạm vi thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và theo quy định của pháp luật;

đ) Quản lý trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại.

Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong công tác thông tin đối ngoại. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 26/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào