Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao đối với quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của các bộ
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao đối với quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của các bộ được quy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 26/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao, theo đó, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ về quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại nhà nước; tổng hợp kế hoạch hoạt động đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương; hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn nghiệp vụ đối ngoại cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại.
Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao đối với quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của các bộ. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 26/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật