Điều chỉnh tăng tiền lương có bị tính lãi chậm nộp BHXH cho người lao động không?

Bạn đọc leminh***8@gmail.com hỏi: Công ty tôi tham gia đóng BHXH từ năm 1996 đến hết tháng 12/2015 cho người lao động theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP. Đến tháng 01/2016, công ty chúng tôi tham gia đóng BHXH cho người lao động theo Nghị định số 49/NĐ-CP. Do chưa xây dựng được thang bảng lương mới theo quy định nên tạm thời đang đóng BHXH cho người lao động trên mức lương tối thiểu vùng 2 là 3.317.000 đồng. Hiện nay, tháng 11/2016, công ty tôi đã xây dựng thang lương xong và đang tiến hành làm thủ tục điều chỉnh lương cho người lao động theo quy định. Vậy, đối với trường hợp này, công ty tôi có bị tính lãi chậm nộp hay không. Mức tính như thế nào? (Do từ trước tới nay, công ty tôi chưa bao giờ nợ đọng BHXH nên không hiểu rõ việc tính tiền lãi). Trân trọng cảm ơn!

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng BHXH cho người lao động Công ty mới thực hiện truy đóng phần chênh lệch do điều chỉnh tăng tiền lương đóng BHXH thì phải đóng cả tiền lãi truy đóng theo mức lãi suất bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề năm tính truy đóng BHXH.

Đề nghị Ông/Bà căn cứ quy định nêu trên để thực hiện.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền lương

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào