Yêu cầu khi phục hồi mặt đất sau khai thác đối với các mỏ khai thác lộ thiên có nguy cơ phát sinh nước thải axít
Yêu cầu khi phục hồi mặt đất sau khai thác đối với các mỏ khai thác lộ thiên có nguy cơ phát sinh nước thải axít được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 99 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, theo đó, đối với các mỏ khai thác lộ thiên có nguy cơ phát sinh nước thải axít:
a) Nếu có thể lấp đầy thì sau đó phải có biện pháp chống thẩm thấu, phủ lên toàn bộ diện tích đã lấp bằng một lớp vật liệu có độ thẩm thấu thấp (thường là sét, với chiều dày 60 ¸ 80cm) và lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1 x 10-6 cm/s, phủ đất mặt và trồng cây xanh.
b) Nếu không lấp đầy thì phải làm ngập nước vĩnh viễn để tránh tác nhân ôxy hoá và làm đê bao quanh để đề phòng nguy hiểm cho người và súc vật.
c) Nếu khu vực đã khai thác có dạng địa hình không phải moong sâu thì sau khi san gạt bằng phẳng cục bộ theo địa hình hiện có, phải tiến hành phủ lên đó một lớp vật liệu có độ thẩm thấu thấp và lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1 x 16-6 cm/s, sau đó có thể trồng cây xanh, trồng cỏ hoặc thay đổi mục đích sử dụng đất;
d) Đối với mỏ có nguy cơ phát sinh nước thải axít thì đáy của bãi thải cũng như bề mặt của bãi thải sau khi kết thúc thải đều phải gia cố bằng một lớp vật liệu có độ thẩm thấu thấp và lu lèn đạt độ thẩm thấu nhỏ hơn 1 x 10-6, sau đó phủ đất mầu lên trên và trồng cỏ hoặc trồng cây xanh.
Trên đây là tư vấn về yêu cầu khi phục hồi mặt đất sau khai thác đối với các mỏ khai thác lộ thiên có nguy cơ phát sinh nước thải axít. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật