Các mức xử lý vi phạm kết cấu giao thông đường bộ

Người dù đang không điều khiển phương tiện giao thông, song có hành vi vi phạm kết cấu giao thông đường bộ có bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt không? Cho biết rõ một số ví dụ cụ thể.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Bên cạnh việc xử phạt người điều khiển phương tiện vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ, đường sắt, còn có quy định xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mà người vi phạm không phân biệt có đang điều khiển phương tiện hay không vẫn bị phạt. Chẳng hạn như:

- Tự ý đốt lửa trên cầu, dưới gầm cầu; neo đậu tàu, thuyền dưới gầm cầu hoặc trong phạm vi hành lang an toàn cầu; tự ý be bờ, tát nước qua mặt đường giao thông; đặt ống bơm nước, bơm cát qua đường, đốt lửa trên mặt đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức.

- Tự ý tháo dỡ, di chuyển, treo, đặt, làm sai mục đích sử dụng hoặc làm sai lệch biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông, rào chắn, cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường, tường bảo vệ, mốc chỉ giới; cấu kiện, phụ kiện của công trình đường bộ; tự ý đập phá, tháo dỡ bó vỉa hè hoặc sửa chữa, cải tạo vỉa hè trái phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 5 Điều này, bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức...

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào