Nội dung phần hành động của kế hoạch giải quyết sự cố mỏ lộ thiên
Nội dung phần hành động của kế hoạch giải quyết sự cố mỏ lộ thiên được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 91 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, theo đó:
4.1. Bản đồ công nghệ khai thác toàn bộ khu mỏ thu nhỏ phải được thể hiện:
a) Hệ thống mở vỉa và khai thác;
b) Các thông số của hệ thống khai thác hiện có và lối liên thông giữa các tầng với nhau;
c) Vị trí các bãi thải;
d) Đường ô tô vận chuyển đất đá, khoáng sản;
đ) Vị trí các thiết bị đang làm việc, hệ thống cung cấp điện, hệ thống bơm thoát nước, phòng điều khiển sản xuất mỏ, trạm trực y tế, văn phòng các phân xưởng; vị trí tập kết các phương tiện, thiết bị, dụng cụ phục vụ cứu người và giải quyết sự cố;
e) Các vị trí của từng thiết bị, từng công trình được mang một ký hiệu quy ước trên bản đồ kế hoạch giải quyết sự cố;
g) Hệ thống thông tin, tín hiệu liên lạc.
4.2. Các sự cố giả định của phần hành động của kế hoạch giải quyết sự cố phải lập cho các trường hợp sau:
a) Ngập mỏ: Đối với các mỏ khai thác dưới mức thông thuỷ tự nhiên;
b) Tụt lở tầng vùi lấp người và thiết bị;
c) Ô tô rơi xuống bãi thải khi đổ thải;
d) Than hoặc khoáng sản, cháy do tác động của con người và do tự cháy;
đ) Cháy thiết bị, cháy công trình (ô tô, máy xúc, trạm biến áp, nhà xưởng...);
e) Điện giật khi sửa chữa đường dây điện trên không;
g) Tuỳ theo tính chất đặc điểm và nơi xảy ra sự cố, mức độ nguy hiểm của sự cố để đề ra các bịên pháp cụ thể, sát thực. Trong các sự cố giả định của kế hoạch giải quyết sự cố cần dự tính đến các biện pháp giải quyết thực hiện chính.
Trên đây là tư vấn về nội dung phần hành động của kế hoạch giải quyết sự cố mỏ lộ thiên. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật