Các biện pháp phải thực hiện trong trường hợp khoáng sản bị cháy

Các biện pháp phải thực hiện trong trường hợp khoáng sản bị cháy là gì? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hào, đang sinh sống tại Thanh Hóa, Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi các biện pháp phải thực hiện trong trường hợp khoáng sản bị cháy được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Minh Hào_098**)

Các biện pháp phải thực hiện trong trường hợp khoáng sản bị cháy được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 89 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, theo đó, các biện pháp phải thực hiện trong trường hợp khoáng sản bị cháy:

a) Lập tức báo động, thực hiện các biện pháp chữa cháy. Mọi người đều có trách nhiệm tham gia chữa cháy theo phương án quy định, đồng thời phải xem xét kịp thời mức độ phát triển của đám cháy; trường hợp cần thiết phải điện báo ngay cho cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy địa phương sở tại phối hợp chữa cháy;

b) Khẩn trương áp dụng mọi biện pháp để dập tắt đám cháy hoặc cô lập khu vực bị cháy. Không được để khoáng sản còn cháy vào các phương tiện vận chuyển. Trong trường hợp đặc biệt cần giải toả khoáng sản bị cháy cho phép vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng;

c) Sau mỗi vụ cháy, phải tổ chức điều tra lập biên bản, trong đó có phân tích nguyên nhân gây cháy, những người có liên quan trách nhiệm để xảy ra cháy, mức độ thiệt hại và biện pháp khắc phục các thiếu sót. Sau khi điều tra xong phải gửi báo cáo (kèm theo biên bản kiểm tra) lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

Trên đây là tư vấn về các biện pháp phải thực hiện trong trường hợp khoáng sản bị cháy. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào