Thẩm quyền xử phạt của cảnh sát giao thông
Hiện nay chưa có quy định nào của pháp luật về việc cho phép cảnh sát giao thông truy đuổi người vi phạm giao thông. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì hành vi đó của cảnh sát giao thông vẫn phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
“ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khăc phục theo đúng quy định của pháp luật”
Và theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định cảnh sát giao thông “... được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật…”
Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định như sau: “Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”
Như vậy, trong trường hợp cảnh sát giao thông chạy ngược chiều qua đường truy đuổi người vi phạm giao thông chạy ngược chiều là phù hợp với quy định của pháp luật khi có hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông mà chủ phương tiện bỏ chạy, tức chủ phương tiện đang không chấp hành hiệu lệnh, chống lại người thi hành công vụ. Do đó, cảnh sát giao thông có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi này, trong đó có quyền bắt giữ người có hành vi chống đối.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền xử phạt của cảnh sát giao thông. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật