Cách tăng mức trần bảo hiểm tại bệnh viện

Kính gửi BHXH Việt Nam, hiện tại chúng tôi có một số thắc mắc nhờ các đồng chí giải đáp: 1. Trần BH tại BV tôi cho BN ĐTĐ tuýp 2 là 250.000đ/lượt - không đủ để đáp ứng nhu cầu điều trị cho đối tượng này. Trong khi đó, nếu chuyển lên tuyến trên, mặc dù các dịch vụ kỹ thuật và thuốc đã có đủ tương đương với tuyến trên nhưng hàng năm chúng tôi vẫn phải chuyển BN đi do ko đảm bảo mức trần (mất trung bình 1.300.000đ/lượt). Xin các đồng chí tư vấn giúp cơ sở pháp lý và cách làm để giúp chúng tôi tăng trần nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân, tạo điều kiện cho BN được quản lý tại địa phương, tránh quá tải tuyến trên. 2. Đối tượng BN ĐTĐ hàng tháng sẽ cần làm xét nghiệm để theo dõi diễn biến của bệnh, theo dõi tổn thương một số cơ quan đích, và thông thường sẽ giống nhau giữa các lần khám. Nhằm giảm thời gian chờ, chúng tôi đề nghị có thể in xét nghiệm từ tháng trước để tháng sau BN tái khám có thể làm xét nghiệm luôn và đến BS kết luận - Xin các đồng chỉ chỉ giúp cơ sở pháp lý có được hay không? và cách thức giải quyết vấn đề này ? 3. Việc thông tuyến bảo hiểm là một trong những chính sách quan trọng và đã được phó thủ tướng, bộ trưởng bộ y tế, TGĐ BHXH Việt Nam tái khẳng định, tuy nhiên tại tỉnh Thái Nguyên tôi, BN vẫn chưa được thông tuyến huyện. Xin các đồng chí tư vấn giúp để BN có thể tìm đến các cơ sở có chất lượng tốt để được phục vụ tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn !

1. Hiện nay, cơ quan BHXH xác định trần chung cho cả bệnh viện hoặc từng chuyên khoa. Chi phí trần bình quân được xác định dựa trên tổng chi phí của năm trước và có nhân (x) với biến động của giá cả để chi trả cho năm nay. Do đó, việc Bệnh viện khống chế trần đối với từng mặt bệnh là không đúng quy định vì có mặt bệnh chi phí điều trị thấp và có mặt bệnh chi phí điều trị cao.

Trường hợp có gia tăng chi phí như thay đổi giá dịch vụ, ứng dụng dịch vụ kỹ thuật mới, thuốc mới, thay đổi chức năng nhiệm vụ… thì đã được thanh toán ngoài trần. 

2. Việc chỉ định các xét nghiệm căn cứ tình trạng bệnh và theo quy chế bệnh viện, đề nghị Bạn liên hệ với Bộ Y tế để được giải quyết.

3. Đối với phản ánh của Bạn về việc chưa thực hiện thông tuyến tại tỉnh Thái Nguyên: Vấn đề này chúng tôi sẽ liên hệ với BHXH tỉnh Thái Nguyên và sẽ có phản hồi sớm nhất qua địa chỉ email của Bạn.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào