Cha mất, con có quyền đuổi mẹ kế ra khỏi nhà?
“Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ”;
“Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con” (Điều 104, Điều 105 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động.
Những người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự sau đây: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”( Điều 644, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).
Căn cứ vào các quy định trên, dù ông Hưởng không để lại di chúc cho bà Mơ và cháu Mận, nhưng pháp luật cũng bảo hộ đối với những người được hưởng di sản của người chết mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên bà Mơ và người em gái anh Lam vẫn có quyền lợi trong khối di sản mà ông Hưởng để lại.
Trong thời điểm này, anh Lam nên là điểm tựa về kinh tế và tinh thần cho mẹ kế (dì) và em gái. Ông bà ta thường lấy câu: “ Lọt sàng xuống nia”, “Anh em như thể tay chân”... để răn dạy con cháu, dù sao thì dì và em gái cũng là những người thân thuộc, ruột thịt nên anh Lam không nên có hành động như vậy để giữ gìn đạo lý làm con, làm anh, tránh thiên hạ chê cười. Việc phân chia di sản thừa kế tạm gác qua một bên, sau này tính cũng chưa muộn.
Thư Viện Pháp Luật