Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp được thành lập thế nào?
Thành lập Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp được quy định tại Điều 11 Điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ban hành kèm theo Nghị định 45/2006/NĐ-CP như sau:
Thường trực Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa từng cấp gồm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
1. Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng ban; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban thường trực; đại diện Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Phó Trưởng ban; đại diện lãnh đạo của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam làm thành viên.
2. Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc, Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) quyết định thành lập, gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưỏng ban, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban Thường trực, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban và đại diện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động cùng cấp làm thành viên.
3. Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp huyện) quyết định thành lập,… đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện làm Phó Trưởng ban Thường trực, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban và đại diện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn lao động cùng cấp làm thành viên.
4. Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) quyết định thành lập, gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban, một cán bộ, công chức cấp xã phụ trách văn hoá - xã hội hoặc lao động - thương binh và xã hội làm Phó Trưởng ban Thường trực, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã làm Phó Trưởng ban và đại điện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp làm thành viên.
5. Ban Quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện có bộ phận giúp việc là Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa do Trưởng ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cùng cấp quyết định thành lập. Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã có bộ phận giúp việc do Trưởng Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã quyết định thành lập.
a) Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương đặt tại Cục Thương binh liệt sĩ và người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm một số cán bộ, công chức kiêm nhiệm của Cục Thương binh liệt sĩ và người có công;
b) Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm một số cán bộ, công chức kiêm nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện đặt tại Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm một số cán bộ, công chức kiêm nhiệm của phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Bộ phận giúp việc Ban Quản lý quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã đặt tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm một số cán bộ kiêm nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Kế toán, thủ quỹ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã do cán bộ kế toán, thủ quỹ của Ủy ban nhân dân cấp xã đảm nhiệm và thực hiện thu, chi, hạch toán kế toán theo chế độ kế toán, tài chính hiện hành.
6. Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện có nhiệm vụ quản lý tài khoản và con dấu của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cùng cấp, tổ chức thu, chi, hạch toán kế toán theo chế độ kế toán, tài chính hiện hành.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thành lập Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 45/2006/NĐ-CP.
Trân trọng!