Chế độ cho lao động nữ bị sẩy thai năm 2017

Chế độ cho lao động nữ bị sẩy thai năm 2017 được quy định như thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hồng, đang sinh sống tại Bình Dương. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Trường hợp lao động nữ bị sẩy thai thì có được hưởng chế độ gì theo quy định của luật không? Phải làm những hồ sơ gì? Xin cảm ơn Ban biên tập. (Thanh Hồng_093***)

Không phải chỉ sinh con mới được hưởng chế độ thai sản, trường hợp lao động nữ xảy ra sự cố sảy thai thì cũng được một số quyền lợi đặc biệt.

Tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ:

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Hồ sơ để hưởng chế độ trong trường hợp xảy ra sự cố thai sản được quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, theo đó:

Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

Trên đây là tư vấn về chế độ dành cho lao động nữ bị sẩy thai năm 2017. Để biết thêm chi tiết bạn có thể tham khảo tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lao động nữ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào