Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích được quy định như thế nào?

Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích và dự án tu bổ di tích được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi có một thắc mắc mong các anh chị hỗ trợ, quý anh chị cho tôi hỏi: Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích và dự án tu bổ di tích được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2012/NĐ-CP thì thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích và dự án tu bổ di tích được quy định như sau:

a) Đối với dự án tu bổ di tích có mức đầu tư lớn phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ theo quy định;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng Bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích phê duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích, dự án tu bổ di tích và có trách nhiệm tổ chức lập dự án tu bổ di tích thuộc thẩm quyền quản lý;

c) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận chủ trương lập dự án tu bổ di tích, thẩm định dự án tu bổ di tích quốc gia đặc biệt, dự án tu bổ di tích quốc gia;

d) Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận chủ trương lập dự án tu bổ di tích, thẩm định dự án tu bổ di tích cấp tỉnh.

Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích và dự án tu bổ di tích được quy định tại Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào