Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 7 Nghị định 70/2012/NĐ-CP thì quy hoạch di tích với sản phẩm là các hồ sơ (bản vẽ, thuyết minh) và đồ án quy hoạch, được thực hiện theo trình tự sau đây:
1. Xin chủ trương (kèm theo khái toán sơ bộ) các công việc phục vụ lập quy hoạch di tích;
2. Tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá sơ bộ về: Các vấn đề kinh tế - xã hội; bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đầu tư xây dựng và các vấn đề liên quan;
3. Thu thập bản đồ đo đạc địa hình khu vực, bản đồ quy hoạch xây dựng và quy hoạch chuyên ngành khác đã được phê duyệt còn hiệu lực liên quan tới khu vực lập quy hoạch di tích;
4. Tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, lập hồ sơ (bản vẽ, thuyết minh) đánh giá về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích, di vật, di sản văn hóa phi vật thể thuộc phạm vi quy hoạch;
5. Tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn thiện nhiệm vụ quy hoạch di tích;
6. Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch di tích;
7. Tổ chức điều tra, khảo sát chi tiết, khai quật khảo cổ, thu thập tài liệu liên quan đến nội dung quy hoạch di tích;
8. Lập đồ án quy hoạch di tích;
9. Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan về đồ án quy hoạch di tích;
10. Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch di tích;
11. Công bố công khai quy hoạch di tích đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích.
12. Tổ chức cắm mốc giới theo quy hoạch di tích được duyệt.
Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích được quy định tại Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật