Tiền lương và thời gian làm việc được tính hưởng chế độ trong công tác cơ yếu
Tiền lương và thời gian làm việc được tính hưởng chế độ trong công tác cơ yếu được quy định tại Điều 21 Nghị định 32/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu như sau:
1. Tiền lương tháng để tính trợ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm: tiền lương; các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu; tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 17, Điều 18, Khoản 2 Điều 19 và Khoản 2 Điều 20 Nghị định này là tiền lương tháng hiện hưởng.
3. Thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần là tổng thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu và thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi vào làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Khi tính hưởng chế độ, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: dưới 03 tháng không tính; từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng tính bằng 1/2 (một nửa) mức hưởng của 01 năm; từ trên 06 tháng đến đủ 12 tháng tính bằng mức hưởng của 01 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tiền lương và thời gian làm việc được tính hưởng chế độ trong công tác cơ yếu. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 32/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!