Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động thanh tra Công an nhân dân

Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động thanh tra Công an nhân dân như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong Công an nhân dân. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động thanh tra Công an nhân dân như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Ngọc Hằng (hang***@gmail.com)

Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động thanh tra Công an nhân dân được quy định tại Điều 51 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân như sau:

1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.

2. Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh thanh tra trong Công an nhân dân; bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm công tác thanh tra.

3. Thực hiện chính sách đối với Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong Công an nhân dân. Chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra của Công an nhân dân theo quy định.

4. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

5. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong Công an nhân dân.

6. Định kỳ nghe cơ quan thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp báo cáo về công tác thanh tra; giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý việc trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.

7. Xử lý kịp thời kết luận thanh tra.

8. Sử dụng kết quả thanh tra để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng và các mặt công tác khác trong Công an nhân dân.

9. Bảo đảm kinh phí, trang bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động thanh tra Công an nhân dân.

10. Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; chỉ đạo việc giải quyết tố cáo trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo; chỉ đạo việc xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật; chỉ đạo việc xử lý hành vi vi phạm của người ra quyết định thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra, của cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về thực hiện nhiệm vụ thanh tra nơi không có tổ chức thanh tra.

11. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh tra theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công an trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động thanh tra Công an nhân dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 41/2014/NĐ-CP.

Trân trọng! 

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào