Thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra Công an nhân dân

Thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra Công an nhân dân được quy định thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về việc thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra Công an nhân dân. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra Công an nhân dân được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hoài Anh (anh***@gmail.com)

Thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra Công an nhân dân được quy định tại Điều 39 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân như sau:

1. Việc yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP; những thông tin, tài liệu, báo cáo, giải trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân được cung cấp phải có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bàn giao theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Việc niêm phong tài liệu, kiểm kê tài sản, trưng cầu giám định, tạm đình chỉ hành vi vi phạm, tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép, phong tỏa tài khoản, thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 36 đến Điều 42 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra Công an nhân dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 41/2014/NĐ-CP.

Trân trọng! 

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào