Giấy tờ xuống tàu, thuyền nước ngoài được quy định như thế nào?

Giấy tờ xuống tàu, thuyền nước ngoài được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tại tôi thấy tình hình an ninh trật tự tại khu vực cảng biển rất phức tạp, nên tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển ra sao. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Giấy tờ xuống tàu, thuyền nước ngoài được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hoàng Thạch (thach***@gmail.com)

Giấy tờ xuống tàu, thuyền nước ngoài được quy định tại Điều 17 Nghị định 50/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển như sau:

Người Việt Nam (trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển đang thực hiện nhiệm vụ), người nước ngoài (trừ thuyền viên thuộc định biên thuyền bộ và hành khách đi theo tàu) xuống tàu, thuyền nước ngoài để làm việc, tiến hành các hoạt động khác trong thời gian tàu, thuyền neo đậu trong khu vực cửa khẩu cảng biển phải có Giấy phép xuống tàu do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng.

- Ngoài ra, nội dung này còn được hướng dẫn bởi Điều 23 Thông tư 05/2010/TT-BQP như sau:

1. Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 50/2008/NĐ-CP 

2. Giấy phép xuống tàu do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài (trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển đang thực hiện nhiệm vụ và thuyền viên thuộc định biên thuyền bộ và hành khách đi theo tàu) để làm việc hoặc tiến hành các hoạt động khác trong thời gian tàu, thuyền neo đậu trong khu vực cửa khẩu cảng biển. 

3. Giấy phép xuống tàu gồm có: 

a) Giấy phép xuống tàu cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thuộc các cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên xuống các tàu nước ngoài làm việc, thời hạn không quá 12 tháng (Phụ lục IV kèm theo Thông tư này). 

b) Giấy phép xuống tàu cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài xuống các tàu nước ngoài đang neo đậu tại cửa khẩu cảng để làm việc, thời hạn giấy phép xuống tàu không quá 03 tháng (Phụ lục V kèm theo Thông tư này). 

c) Giấy phép cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến tàu thuyền nước ngoài trong khu vực cửa khẩu cảng biển, Giấy phép có giá trị 01 lần (Phụ lục VI kèm theo Thông tư này). 

d) Khi đến làm việc hoặc thực hiện các hoạt động trên, người được cấp giấy phép phải xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng. Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về việc để những người không có trách nhiệm xuống tàu. 

4. Việc thu lệ phí các loại giấy phép trên thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giấy tờ xuống tàu, thuyền nước ngoài. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 50/2008/NĐ-CP.

Trân trọng! 

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào