Trình tự, thủ tục thực hiện việc thả tàu biển khi quyết định bắt giữ tàu của tòa án bị huỷ được quy định thế nào?

Trình tự, thủ tục thực hiện việc thả tàu biển khi quyết định bắt giữ tàu của tòa án bị huỷ được quy định thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện việc thả tàu biển đang bị bắt giữ. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Trình tự, thủ tục thực hiện việc thả tàu biển khi quyết định bắt giữ tàu của tòa án bị huỷ được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Ngọc Huyền (huyen***@gmail.com)

Trình tự, thủ tục thực hiện việc thả tàu biển khi quyết định bắt giữ tàu của tòa án bị huỷ được quy định tại Điều 13 Nghị định 57/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển như sau:

Trình tự, thủ tục thực hiện việc thả tàu biển khi quyết định bắt giữ tàu của Tòa án bị hủy được thực hiện như quy định nêu tại Điều 12 của Nghị định này.

“Điều 12. Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định thả tàu biển theo quyết định của tòa án

1. Ngay sau khi nhận được quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ của tòa án, Giám đốc Cảng vụ ra thông báo thực hiện quyết định thả tàu biển và phân công một cán bộ Cảng vụ thực hiện quyết định thả tàu biển của tòa án. Nội dung thông báo thực hiện quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Ngay sau khi được phân công, cán bộ Cảng vụ phải lên tàu công bố và giao quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, thông báo thực hiện quyết định thả tàu biển cho Thuyền trưởng để thi hành. Trường hợp Thuyền trưởng vắng mặt trên tàu thì giao cho Đại phó hoặc Sỹ quan trực ca boong. Trường hợp không có người ký nhận việc giao quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ thì cán bộ Cảng vụ lập biên bản có chữ ký của người làm chứng (nếu có) và dán quyết định của Tòa án, thông báo thực hiện quyết định thả tàu biển tại hành lang boong chính khu vực lối lên của tàu.

3. Việc công bố và giao, nhận quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, thông báo thực hiện quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Trường hợp bất khả kháng, cán bộ Cảng vụ không thể lên tàu để giao quyết định thả tàu biển quy định tại khoản 2 điều này, Cảng vụ phải thông báo ngay bằng các phương thức phù hợp cho Tòa án, Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người khai thác tàu, đại lý của chủ tàu và các cơ quan, tổ chức liên quan tại cảng biết; đồng thời tìm biện pháp để thực hiện ngay khi có thể.

5. Ngay sau khi kết thúc việc thực hiện quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, Giám đốc Cảng vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tòa án, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biết về việc thực hiện quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ. Đồng thời, Giám đốc Cảng vụ có trách nhiệm cấp giấy phép rời cảng cho tàu biển quy định của pháp luật.”

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trình tự, thủ tục thực hiện việc thả tàu biển khi quyết định bắt giữ tàu của tòa án bị hủy. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 57/2010/NĐ-CP.

Trân trọng! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào