Chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển trên một mặt cắt đặc trưng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 40/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thì:
Chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển trên một mặt cắt đặc trưng được xác định là Khoảng cách lớn nhất tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm đến các đường:
a) Đường nối các Điểm có giá trị lớn nhất được tính toán nhằm bảo đảm yêu cầu, Mục tiêu thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
b) Đường ranh giới ngoài của khu bảo vệ I của di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
c) Đường ranh giới về phía đất liền của hành lang bảo vệ đê biển theo quy định của pháp luật về đê Điều.
Trường hợp Khoảng cách lớn nhất tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm đến các đường quy định tại Điểm a, b và Điểm c Khoản này nhỏ hơn 100m thì chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển tại mặt cắt đó được xác định là 100m; nếu chiều rộng tự nhiên của khu vực thiết lập hành lang nhỏ hơn 100m thì chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển tại mặt cắt đó được xác định bằng chiều rộng tự nhiên của khu vực thiết lập hành lang.
Trường hợp Khoảng cách lớn nhất tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm đến các đường quy định tại Điểm a, b và Điểm c Khoản này lớn hơn chiều rộng tự nhiên của khu vực thiết lập hành lang thì chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển tại mặt cắt đó được xác định bằng chiều rộng tự nhiên của khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển trên một mặt cắt đặc trưng. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 40/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật