Công tác an toàn cho người lao động lặn trong khi tàu hút khai thác mỏ đang hoạt động
Công tác an toàn cho người lao động lặn trong khi tàu hút khai thác mỏ đang hoạt động được quy định cụ thể tại Khoản 20 Điều 31 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, theo đó, trường hợp cần thiết phải lặn, nếu không có trang bị đồ lặn chuyên dùng phải tuân theo các quy định sau:
a) Chỉ được lặn khi có phương án an toàn cụ thể và được đội trưởng (hoặc tầu trưởng) cho phép, nhất thiết phải ghi nhật lệnh vào nhật ký tầu;
b) Phải có quy định tín hiệu liên lạc cụ thể, rõ ràng giữa người lặn và người ở trên. Phải có thường trực và chuẩn bị phương tiện cấp cứu người lặn khi cần thiết;
c) Vị trí lặn phải có mặt thoáng ít là 20m2 ;
d) Phải có cọc tiêu (tre hoặc gỗ) đường kính 50 ¸ 70mm tại chỗ lặn; đầu cọc tiêu phải cao hơn mặt nước ít nhất là 0,5m;
đ) Phải có dây an toàn chắc chắn, mềm, có chiều dài thích hợp với phạm vi lặn. Dây phải chịu được lực căng lớn hơn hoặc bằng 1 000 N trong thời gian 5 min; không đựơc dùng dây điện, dây kim loại;
e) Nút buộc dây an toàn phải cố định, chắc chắn và không được gây trở ngại cho người lặn;
g) Không được lặn sâu quá 6m; chỉ được lặn khi tốc độ dòng chảy nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 m/s;
h) Những người đang mắc bệnh nội khoa, tai, mũi, họng hoặc không đủ sức khoẻ... thì không được phép lặn.
Trên đây là tư vấn về công tác an toàn cho người lao động lặn trong khi tàu hút khai thác mỏ đang hoạt động. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật