Thẩm quyền quyết định xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu
Thẩm quyền quyết định xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu được quy định tại Mục I Phần C Thông tư 90/2008/TT-BNN hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó:
I. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ TANG VẬT
1. Người có thẩm quyền quyết định xử lý tang vật là người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính tịch thu tang vật đó theo quy định hiện hành của pháp luật.
Người có thẩm quyền quyết định xử lý tang vật, ra quyết định áp dụng bằng một trong các biện pháp xử lý tang vật sau đây:
a) Thả lại nơi cư trú tự nhiên.
b) Chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ động vật.
c) Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường.
d) Tiêu huỷ.
đ) Bán ngay tang vật dễ bị hư hỏng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Trường hợp tang vật quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a, khoản 2, Mục III, Phần B của Thông tư này; điểm a, khoản 1 và điểm a, khoản 2, Mục IV, Phần B của Thông tư này, người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính tịch thu tang vật phải có văn bản đề nghị Giám đốc cơ quan quản lý CITES Việt Nam trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định tịch thu để xem xét quyết định việc trả tang vật cho nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES.
2. Các trường hợp bán tang vật khác (trừ trường hợp quy định tại điểm đ, khoản 1, mục này) thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam quyết định trả tang vật cho nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Thẩm quyền quyết định xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu, được quy định tại Thông tư 90/2008/TT-BNN. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật