Xử lý tang vật là động vật hoang dã thuộc loài nguy cấp đã chết, bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của Công ước Cites
Xử lý tang vật là động vật hoang dã thuộc loài nguy cấp đã chết, bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của Công ước Cites được quy định tại Mục IV Phần B Thông tư 90/2008/TT-BNN hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó:
IV. XỬ LÝ TANG VẬT LÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THUỘC LOÀI NGUY CẤP ĐÃ CHẾT, BỘ PHẬN CƠ THỂ, SẢN PHẨM CỦA CHÚNG NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM THUỘC PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC CITES
1. Tang vật thuộc Phụ lục I được xử lý như sau:
a) Trả lại nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES.
b) Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản.
c) Tiêu huỷ trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng các biện pháp trên.
2. Tang vật thuộc Phụ lục II được xử lý như sau:
a) Trả lại nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES.
b) Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản hoặc chuyển giao cho cơ sở y tế để nghiên cứu, bào chế thuốc.
c) Bán cho các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân mua để xuất khẩu, thì việc xuất khẩu phải thực hiện theo quy định của Công ước CITES.
d) Tiêu huỷ trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng các biện pháp trên.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Xử lý tang vật là động vật hoang dã thuộc loài nguy cấp đã chết, bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của Công ước Cites, được quy định tại Thông tư 90/2008/TT-BNN. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật