Xử lý tang vật là động vật hoang dã còn sống thuộc loài nguy cấp nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của Công ước Cites

Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang làm việc trong lực lượng kiểm lâm. Do yêu cầu công việc nên tôi có tìm hiểu về xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu của các vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, tuy nhiên vẫn còn một số thắc mắc chưa rõ. Cho tôi hỏi: Xử lý tang vật là động vật hoang dã còn sống thuộc loài nguy cấp nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của công ước cites được quy định như thế nào? Tôi gửi thắc mắc này đến các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Rất mong nhận được phản hồi của Quý ban. Trân trọng cảm ơn! Thanh Phong, Lâm Đồng

Xử lý tang vật là động vật hoang dã còn sống thuộc loài nguy cấp nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của công ước cites được quy định tại Mục III  Phần B Thông tư 90/2008/TT-BNN hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó:

III. XỬ LÝ TANG VẬT LÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ CÒN SỐNG THUỘC LOÀI NGUY CẤP NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM THUỘC PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC CITES

1. Tang vật là động vật hoang dã còn sống thuộc Phụ lục I được xử lý như sau:

a) Trả lại nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES.

b) Trong trường hợp bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển cho Trung tâm cứu hộ động vật tại Việt Nam.

c) Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường trong và ngoài nước.

d) Bán cho các vườn thú; đơn vị biểu diễn nghệ thuật; cơ sở gây nuôi sinh sản động vật đã được thành lập theo quy định pháp luật hiện hành.

đ) Tiêu huỷ các cá thể động vật rừng mang bệnh hoặc trong trường hợp không xử lý được bằng các biện pháp trên.

2. Tang vật là động vật hoang dã còn sống thuộc Phụ lục II được xử lý như sau:

a) Trả lại nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES.

b) Trong trường hợp bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển cho Trung tâm cứu hộ động vật tại Việt Nam.

c) Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường trong và ngoài nước.

d) Bán cho các vườn thú; đơn vị biểu diễn nghệ thuật; cơ sở gây nuôi sinh sản động vật; tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật rừng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân mua để xuất khẩu, thì việc xuất khẩu phải thực hiện theo quy định của Công ước CITES.

đ) Tiêu huỷ các cá thể động vật rừng mang bệnh hoặc trong trường hợp không xử lý được bằng các biện pháp trên.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Xử lý tang vật là động vật hoang dã còn sống thuộc loài nguy cấp nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của công ước cites, được quy định tại Thông tư 90/2008/TT-BNN. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Động vật hoang dã

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào