Doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong giải quyết tranh chấp gây phương hại đến quyền lợi hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài bị xử phạt bao nhiêu?
Xử phạt hành chính hành vi thiếu trách nhiệm trong giải quyết tranh chấp gây phương hại đến quyền lợi hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài được quy định tại Điểm h Khoản 3 Điều 26 Nghị định 141/2005/NĐ-CP về việc quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, theo đó:
Điều 26. Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 (mười triệu) đồng đến 15.000.000 (mười lăm triệu) đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây:
...
h) Thiếu trách nhiệm trong giải quyết tranh chấp gây phương hại đến quyền lợi hợp pháp của người lao động.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Doanh nghiệp bị tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng trong trường hợp vi phạm một trong các quy định tại điểm a, b, c, e và h khoản 3 Điều này.
b) Doanh nghiệp bị đình chỉ thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau khi hết thời gian bị tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
c) Doanh nghiệp bị người có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động nếu vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này hoặc bị xử phạt hành chính từ hai lần trở lên trong thời hạn 12 tháng;
d) Doanh nghiệp phải tổ chức đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước sở tại hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
đ) Doanh nghiệp phải bồi hoàn những thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh gây ra cho người lao động.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Xử phạt hành chính hành vi thiếu trách nhiệm trong giải quyết tranh chấp gây phương hại đến quyền lợi hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài, được quy định tại Nghị định 141/2005/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật