Doanh nghiệp được thỏa thuận với cư dân để cải tạo chung cư cũ?

Công ty CP Hào Nam đang nghiên cứu cải tạo một khu chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội. Khu chung cư này nằm độc lập, chất lượng vẫn an toàn, không nằm trong kế hoạch phá dỡ của TP Hà Nội. Theo Công ty CP Hào Nam tham khảo, Nghị định 101/2015/NĐ-CP chỉ đề quy định về quy trình, thủ tục cải tạo đối với chung cư chất lượng xuống cấp, phải phá dỡ chứ không đề cập đến trường hợp chung cư phá dỡ theo thỏa thuận giữa cư dân và doanh nghiệp. Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp trên Cổng TTĐT Chính phủ, Công ty CP Hào Nam đề nghị được hướng dẫn quy trình thủ tục của việc cải tạo chung cư cũ không nằm trong kế hoạch phá dỡ của thành phố. Để được thành phố chấp thuận giao lập quy hoạch và điều tra xã hội học, Công ty cần tiến hành những thủ tục gì?

Khoản 3 Điều 110 Luật Nhà ở 2014 quy định nhà chung cư được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư thuộc trường hợp phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại.

Theo quy định của pháp luật các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có đủ điều kiện và năng lực làm chủ đầu tư có thể đăng ký tham gia cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố. Ban quản trị nhà chung cư hoặc UBND cấp Quận đối với nhà chung cư chưa thành lập Ban quản trị chủ trì tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư. Các chủ sở hữu nhà chung cư căn cứ theo hồ sơ đề xuất đăng ký tham gia dự án và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do doanh nghiệp đề xuất theo mẫu quy định tại Thông tư 21/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, để xem xét, lựa chọn chủ đầu tư dự án.

Trên cơ sở kết quả Hội nghị nhà chung cư, UBND cấp quận nơi có nhà chung cư đang nghiên cứu cải tạo xây dựng lại có trách nhiệm báo cáo kèm theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gửi Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo UBND thành phố xem xét, chấp thuận.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào