Việc cung cấp thông tin giải thích, làm rõ được quy định như thế nào?

Việc cung cấp thông tin giải thích, làm rõ được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Hiện tôi đang có một thắc mắc trong hoạt động quản lý thông tin đối ngoại mong được các anh chị hỗ trợ giúp. Các anh chị cho tôi hỏi: Việc cung cấp thông tin giải thích, làm rõ được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Điều 10 Nghị định 72/2015/NĐ-CP thì việc cung cấp thông tin giải thích, làm rõ được quy định như sau:

1. Thông tin giải thích, làm rõ là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về Việt Nam trên các lĩnh vực.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan khi nhận được thông tin, tài liệu, báo cáo sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh Việt Nam của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước có trách nhiệm chủ động cung cấp những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ; triển khai các biện pháp thông tin tuyên truyền cần thiết để bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan liên quan, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài để phát hiện các thông tin sai lệch về Việt Nam, thông báo cho Bộ, cơ quan liên quan để chủ động cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, đồng gửi cho Bộ Thông tin và Truyền thông biết để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Việc cung cấp thông tin giải thích, làm rõ được quy định tại Nghị định 72/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào