Quyền và nghĩa vụ của người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí
Quyền và nghĩa vụ của người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí được hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, theo đó:
1. Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có quyền:
a) Gửi văn bản hoặc trực tiếp cung cấp thông tin liên quan đến lãng phí tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc xử lý thông tin phát hiện lãng phí do mình cung cấp;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
đ) Được khen thưởng theo quy định tại Điều 77 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin trung thực, chính xác;
b) Hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc làm rõ các hành vi lãng phí đã phát hiện;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin cung cấp;
d) Trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, cung cấp thông tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, uy tín của người khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Quyền và nghĩa vụ của người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí, được quy định tại Nghị định 84/2014/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật