Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được quy định như thế nào? Tôi hiện đang công tác tại UBND tỉnh. Tỉnh tôi đang có nhiều những kế hoạch để thực hiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là hỗ trợ pháp lý. Do yêu cầu nên tôi cũng có tìm hiểu các quy định trên, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ, nêu trên. Rất mong các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật sớm giải đáp giùm tôi. Trân trọng. Bảo Trâm, HCM

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được hướng dẫn tại Điều 12 Nghị định 66/2008/NĐ-CP về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, theo đó:

1. Mục tiêu của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp.

2. Căn cứ xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:

a) Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, tại các vùng, ngành, lĩnh vực và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế;

b) Chương trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và kế hoạch ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương.

3. Xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

a) Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, địa phương.

Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương do mình quản lý.

b) Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành:

- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương do mình quản lý gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành;

- Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý theo yêu cầu của doanh nghiệp là thành viên tổ chức mình gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành;

- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đần tư và Bộ Tài chính lập kế hoạch và tổ chức xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Sau khi chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý được khuyến khích tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo các chương trình hỗ trợ.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, được quy định tại Nghị định 66/2008/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào