Việc thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực điện được quy định như thế nào?

Việc thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực điện được quy định như thế nào? Chào quý anh chị ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi đang có một thắc mắc mong được các anh chị hỗ trợ. Quý anh chị cho tôi hỏi: Việc thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực điện được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Khoản1 Điều 23 Nghị định 127/2015/NĐ-CP thì việc thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực điện được quy định như sau:

a) Thực hiện các nội dung trong giấy phép hoạt động điện lực;

b) Vận hành hệ thống điện quốc gia, bao gồm: Dự báo phụ tải, đấu nối, đo đếm điện năng, thao tác trong hệ thống điện, xử lý sự cố, khởi động đen, dịch vụ phụ trợ và ngừng, giảm mức cung cấp điện; chấp hành các quy định của pháp luật về điều độ hệ thống điện;

c) Chấp hành các quy định của pháp luật về giá điện và các loại phí, bao gồm: Khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá bán lẻ điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực; quy định của pháp luật về thị trường điện lực;

d) Chấp hành các quy định của pháp luật về tiến độ thực hiện, địa điểm thực hiện, bãi tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, nhà máy nhiệt điện khác; chấp hành các quy định của pháp luật về lưới điện, điện nông thôn, thủy điện;

đ) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Việc thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực điện được quy định tại Nghị định 127/2015/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành công thương.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào