Thủ tục đưa tinh bột nghệ vàng lưu thông trên thị trường
Để đưa hàng hóa ra ngoài thị trường bạn cần thực hiện những thủ tục sau:
* Đăng ký kinh doanh: Bạn chưa nói rõ doanh nghiệp bạn đã đăng ký kinh doanh ngành nghề bán lẻ hàng hóa hay bán buôn hay chưa. Nếu chưa đăng ký sẽ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh trên Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh theo quy định tại Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh gồm giấy tờ sau đây:
- Thông báo bổ sung nghề kinh doanh.
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân.
* Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
+) Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh: 01 bản sao y công chứng.
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
- Mẫu nhãn hiệu hàng hóa: 11 mẫu có kích thước không nhỏ hơn 70 * 70mm.
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) ( Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động...)
+) Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
* Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng: Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường…
- Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao chứng thực).
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu hóa lý; chỉ tiêu vi sinh; chỉ tiêu kim loại nặng) tại trung tâm kiểm định đo lường sản phẩm.
+ 03 mẫu sản phẩm.
+ Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)
+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có).
- Nơi nộp hồ sơ: Cục đo lường sản phẩm.
* Thủ tục đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:
- Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( bản sao chứng thực)
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm ( chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng)
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (02 bản sao chứng thực)
+ 03 mẫu sản phẩm.
+ Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)
+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có)
Hồ sơ được nộp về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm địa phương.
* Đăng ký lưu hành sản phẩm:
Hồ sơ đăng ký lưu hành đối với một số sản phẩm gồm:
- Đơn xin đăng ký
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam không kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng thì có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng của các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới, hoặc của những nước có Hiệp định về chất lượng hàng hoá với Việt Nam. Trong trường hợp nghi ngờ, Bộ Y tế sẽ gửi mẫu ra nước ngoài để kiểm nghiệm và cơ sở xin đăng ký phải chịu mọi chi phí cho việc kiểm nghiệm.
- Giấy chứng nhận hoặc tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm đã được phép lưu hành hoặc chứng chỉ bán tự do của nước sở tại hoặc của ít nhất là một nước đang cho phép sử dụng (đối với hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn nhập khẩu).
- Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:
+ Thành phần, cấu tạo
+ Tác dụng và hướng dẫn sửdụng
+ Tác dụng phụ, cách xử lý
+ Tính ổn định và cách bảo quản
+ Quy trình sản xuất.
* Đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm. Mã vạch mang lại lợi ích không nhỏ như: Phục vụ bán hàng tự động, quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 2 bộ.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục đưa tinh bột nghệ vàng lưu thông trên thị trường. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 78/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật