Trách nhiệm của sĩ quan và thân nhân sĩ quan trong quản lý, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh cho thân nhân sĩ quan
Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Mục III Thông tư liên tich 22/2003/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BYT-BTC thì trách nhiệm đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan:
- Sĩ quan làm bản khai ban đầu, đăng ký nơi khám bệnh, chữa bệnh cho thân nhân đủ điều kiện được hưởng chế độ BHYT (mẫu số 01); chuyển "Giấy chứng nhận được hưởng chế độ BHYT" do đơn vị cấp cho thân nhân để thân nhân nộp cho BCHQS xã.
Trường hợp thân nhân có nhiều sĩ quan tại ngũ thực hiện theo quy định sau:
+ Nếu thân nhân có nhiều con là sĩ quan, thì thân nhân ở với người con nào, người con đó được cấp và chuyển "Giấy chứng nhận được hưởng chế độ BHYT" về cho thân nhân; nếu không ở cùng thì theo thứ tự: con trai, con gái, con dâu, con rể; nếu có từ hai con là sĩ quan cùng hàng trở lên thì người con đứng đầu hàng được cấp và chuyển cho thân nhân.
+ Nếu cả bố và mẹ cùng là sĩ quan thì người mẹ được cấp "Giấy chứng nhận được hưởng chế độ BHYT" chuyển cho con.
Trường hợp không thực hiện được theo thứ tự quy định trên thì người có điều kiện thuận lợi nhất được cấp "Giấy chứng nhận được hưởng chế độ BHYT" để chuyển cho thân nhân phải làm đơn trình bày lý do và có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị mới được giải quyết.
- Sĩ quan báo cáo đơn vị trực tiếp quản lý 6 tháng một lần về tình hình di biến động của thân nhân được hưởng chế độ BHYT (nếu có); phản ánh với đơn vị về việc nhận thẻ BHYT, khám bệnh, chữa bệnh của thân nhân tại địa phương;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của bản khai tình hình thân nhân được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Trách nhiệm của sĩ quan và thân nhân sĩ quan trong quản lý, đăng ký khám bệnh, chữa bệnh cho thân nhân sĩ quan. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư liên tich 22/2003/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BYT-BTC để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật