Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản PCPNN
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản PCPNN được quy định tại Điều 41 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 93/2009/NĐ-CP như sau:
Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các Chương I, II, III, IV và V Quy chế này, các cơ quan chủ quản có trách nhiệm và quyền hạn:
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan chức năng tìm hiểu và liên hệ với Bên tài trợ để vận động, tranh thủ viện trợ trên cơ sở các lĩnh vực, định hướng ưu tiên trong kế hoạch hàng năm hoặc trong từng thời kỳ của mình và chính sách đối ngoại chung của Nhà nước.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN theo các quy định hiện hành, thực hiện đúng cam kết với Bên tài trợ.
3. Theo dõi, đánh giá việc tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ PCPNN trong ngành, địa phương mình; kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, khó khăn, những vi phạm trong quá trình triển khai công tác tiếp nhận và sử dụng viện trợ PCPNN hoặc thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước về viện trợ PCPNN liên quan được nêu tại Chương này để xử lý.
4. Bố trí đầy đủ, kịp thời vốn chuẩn bị và vốn đối ứng thực hiện các chương trình, dự án viện trợ PCPNN phù hợp với những quy định trong văn kiện chương trình, dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án viện trợ PCPNN phù hợp với các quy định của pháp luật.
6. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Điều 27 Quy chế này.
Trên đây là quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản PCPNN. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 93/2009/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật