Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý viện trợ PCPNN

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý viện trợ PCPNN được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý viện trợ PCPNN được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Tuyết Trang (trang****@gmail.com)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý viện trợ PCPNN được quy định tại Điều 30 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 93/2009/NĐ-CP như sau:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối quản lý các khoản viện trợ PCPNN, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các Chương I, II, III, IV và V Quy chế này, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Chủ trì thẩm định và tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt các khoản viện trợ PCPNN được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Quy chế này và việc bổ sung, điều chỉnh các chương trình, dự án được quy định các điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 22 Quy chế này.

2. Chủ trì soạn thảo, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN.

3. Chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm cho các đơn vị thuộc đối tượng được cấp ngân sách để thực hiện các khoản viện trợ PCPNN đã cam kết với Bên tài trợ theo quy định của Luật Ngân sách.

4. Định kỳ đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ danh mục cụ thể các chủng loại hàng hóa, trang thiết bị có kết cấu đơn giản đã qua sử dụng (còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới) thuộc diện quản lý của Bộ, ngành tương ứng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng của Việt Nam trong từng thời kỳ để làm cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền được quy định tại tiết 2 điểm b khoản 1 Điều 15 quy chế này phê duyệt.

5. Phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức xây dựng các đề xuất chương trình, dự án làm cơ sở cho việc vận động viện trợ PCPNN.

6. Kiểm tra các quyết định phê duyệt khoản viện trợ PCPNN và các quy định về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN của các cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN.

7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về viện trợ PCPNN và các cơ quan liên quan tổ chức việc giám sát, kiểm tra tình hình tiếp nhận, quản lý và thực hiện viện trợ PCPNN; tổng hợp, phân tích và đánh giá hiệu quả viện trợ PCPNN; xử lý những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền.

8. Biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn bị, thẩm định, quản lý thực hiện, theo dõi, đánh giá việc tiếp nhận và sử dụng viện trợ PCPNN; hỗ trợ công tác đào tạo quản lý chương trình, dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

Trên đây là quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý viện trợ PCPNN. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 93/2009/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào