Trách nhiệm của Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 60/2000/NĐ-CP quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ thì Trách nhiệm của Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án được quy định như sau:
a) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án;
b) Tạo điều kiện để người bị kết án lao động, học tập và hoà nhập vào cuộc sống chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình;
c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình người bị kết án trong việc giáo dục, cảm hoá, giúp họ sửa chữa lỗi lầm.
d) Yêu cầu người bị kết án thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục kịp thời khi người đó có biểu hiện tiêu cực và thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;
đ) Kịp thời biểu dương khi người bị kết án có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công;
e) Cho phép người bị kết án được vắng mặt ở nơi cư trú;
g) Xem xét hoặc theo đề nghị của người bị kết án đề nghị Toà án cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực nơi người đó đang chấp hành hình phạt xem xét việc giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt còn lại theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
h) Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cải tạo không giam giữ cho người bị kết án;
i) Nhận xét bằng văn bản và ghi vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành hình phạt của người bị kết án khi người đó chuyển đi nơi khác;
k) Tiến hành khấu trừ một phần thu nhập của người bị kết án theo quyết định của Toà án để giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 60/2000/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật