Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu

Bạn đọc Nguyễn Tuấn Tú hỏi: Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu được quy định như thế nào? Tôi đang theo học tại trường đại học hàng hải. Tôi rất quan tâm tới các quy định về hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam. Tôi có tìm hiểu một số quy định pháp luật hiện hành về hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam nhưng vẫn còn một số thắc mắc chưa rõ. Rất mong nhận được câu trả lời của các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu được hướng dẫn tại Điều 251 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:

Điều 251. Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu

1. Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu, đồng thời phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện chỉ dẫn hoặc khuyến cáo hợp lý của mình.

2. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thường xuyên chỉ dẫn cho thuyền trưởng biết về điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu; khuyến cáo thuyền trưởng về các hành động không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn hàng hải và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thông báo cho Cảng vụ hàng hải về tình hình dẫn tàu và những thay đổi có tính chất nguy hiểm về hàng hải mà mình phát hiện được trong khi dẫn tàu.

4. Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện mẫn cán nghĩa vụ của mình. Việc dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải kết thúc sau khi tàu đã thả neo, cập cầu cảng, đến vị trí thỏa thuận an toàn hoặc khi có hoa tiêu hàng hải khác thay thế. Hoa tiêu hàng hải không được phép rời tàu, nếu không có sự đồng ý của thuyền trưởng.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu, được quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoa tiêu hàng hải

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào