Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trường hợp phạm tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như thế nào?

 Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.
 
Nếu hành vi chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích trên là phòng vệ chính đáng. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm ( Điều 15 Bộ luật hình sự )
 
Chế định vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
 
 - Trước hết người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải là người vì bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác. Các lợi ích này có thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất như: tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, v.v ..
 
 - Về phía người bị hại phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên. Nếu hành vi xâm phạm đó chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc thì không thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng.
 
 - Thiệt hại mà người bị hại gây nên do hành vi xâm phạm có thể nhiều loại, nhưng thiệt hại mà người phạm tội gây ra chỉ có thể là tính mạng hoặc sức khỏe. Chính do đặc điểm này mà có ý kiến cho rằng không nên coi tình tiết này là tình tiết giảm nhẹ nữa vì nó đã là dấu hiệu định tội ở Điều 96 (tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng) và Điều 106 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng). Ngoài hai trường hợp này, không còn trường hợp nào vận dụng được nữa.
 
 - Về hành vi chống trả của người phạm tội rõ ràng là quá mức cần thiết, không phù hợp tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại: việc đánh giá hành vi chống trả có quá mức cần thiết hay không, Tòa án phải căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi xâm phạm, thời gian, không gian, địa điểm nơi xảy ra sự việc và các yếu tố có liên quan.
 
Bộ luật hình sự năm 1985 không dùng thuật ngữ “cần thiết ” mà dùng thuật ngữ “ tương xứng ”để xác định giới hạn phòng vệ hay vượt quá giới hạn phòng vệ. Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, khi phải xác định thế nào là “ tương xứng ” đã gặp không ít khó khăn và không ít người đã hiều “ tương xứng ” có nghĩa phải ngang bằng nên trong nhiều trường hợp lẽ ra phải xác định là thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng thì lại xác định là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ vì thấy hành vi phòng vệ không tương xứng với hành vi xâm phạm. Bộ luật hình sự năm 1999 thay đổi thuật ngữ “ tương xứng ” bằng thuật ngữ “ cần thiết ” cũng nhằm mục đích xác định dễ dàng, hơn những trường hợp phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Sự cần thiết có thể bao gồm cả thiệt hại do người phòng vệ gây ra lớn hơn, mạnh mẽ hơn hành vi xâm hại, nhưng xét trong hoàn cảnh cụ thể đó lại là cần thiết

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng vệ chính đáng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào