Công tác bảo vệ chống tiếp xúc đối với điện áp tại khu vực nhà tắm được quy định thế nào?

Công tác bảo vệ chống tiếp xúc đối với điện áp tại khu vực nhà tắm được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Đạt, đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi công tác bảo vệ chống tiếp xúc đối với điện áp tại khu vực nhà tắm được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Thanh Đạt_0913***)

Công tác bảo vệ chống tiếp xúc đối với điện áp tại khu vực nhà tắm được quy định cụ thể tại Mục 2.10.2.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng, theo đó:

Khi sử dụng ELV được cấp từ nguồn SELV hoặc PELV, phải bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp với tất cả các thiết bị điện bằng tấm chắn hay vỏ ngoài có cấp bảo vệ thấp nhất là IPXXB hoặc IP2X; bọc cách điện chịu được điện áp thử nghiệm có giá trị hiệu dụng 500 V xoay chiều trong 1 min. Không cho phép bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp bằng chướng ngại vật hoặc đặt ngoài giới hạn thể tích trong tầm với.

ELV (Extra-Low Voltage) - điện áp siêu thấp.

SELV (Separated Extra-Low Voltage) - điện áp siêu thấp tách biệt.

PELV (Protective Extra-Low Voltage) - điện áp siêu thấp được bảo vệ.

Trên đây là tư vấn về công tác bảo vệ chống tiếp xúc đối với điện áp tại khu vực nhà tắm. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào