Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con gồm những khoản nào?
Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con (chồng cũ) không tự nguyện thực hiện cấp dưỡng nuôi con theo quyết định của Tòa án, người được cấp dưỡng (con) hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của con (mẹ) có thể làm đơn, gửi tới cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền (nơi tòa án đã xét xử) kèm theo bản sao quyết định ly hôn để yêu cầu thi hành án cấp dưỡng.
Căn cứ vào đơn yêu cầu, cơ quan thi hành án sẽ có quyết định thi hành án gửi đến người có nghĩa vụ thi hành án cấp dưỡng (chồng cũ) và ấn định một thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành án.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ thi hành án cấp dưỡng có đủ điều kiện thi hành án (có việc làm, thu nhập ổn định…) mà vẫn không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế thi hành bằng biện pháp theo quy định như khấu trừ tài khoản, tiền lương, trừ thu nhập, kê biên tài sản của người phải thi hành án…
- Đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con là cán bộ, công chức, bộ đội, công an…có thu nhập từ lương thì theo quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động, các thu nhập thường xuyên khác cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo đúng mức và phương thức cấp dưỡng do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và người có nghĩa vụ cấp dưỡng thoả thuận hoặc theo mức và phương thức cấp dưỡng do Toà án quyết định.
Người yêu cầu thi hành án về tiền cấp dưỡng không phải nộp phí thi hành án.
Thư Viện Pháp Luật